Dân cư An_Phú

Tại An Phú, người Kinh chiếm đa số, bên cạnh đó còn có cộng đồng người Chăm, người Hoa.

Một con đường láng nhựa ở xã Phú Hữu

Điểm đáng lưu ý là không như hầu hết các địa phương giáp biên giới khác của tỉnh An Giang, tại An Phú không có người Khmer định cư mà chỉ có một số ít sang buôn bán nhỏ. Đặc biệt, do yếu tố lịch sử, khu vực giáp biên giới với Campuchia ở xã Prek Chrey, huyện Koh Thum (giáp các xã Khánh An, Khánh Bình) có rất đông người gốc Việt sinh sống.

Người Kinh

Người Kinh chiếm đa số tại An Phú. Do điều kiện địa lý, hầu hết nhà cửa xây theo lối nhà sàn nhỏ gọn. Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với nông nghiệp. Di tích lịch sử không nhiều, chủ yếu là các chùa, đình làng. Phần đông người dân theo đạo Hòa Hảo, số khác theo đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Thiên Chúa[2]...

Người Chăm

Cộng đồng người Chăm tại An Phú thuộc cộng đồng Chăm Hồi giáo Nam Bộ và có dân số đông nhất tỉnh An Giang, ước tính đến năm 2007 là khoảng 6.000 người trong tổng số khoảng 12.000 người Chăm toàn tỉnh.

Cuộc sống sinh hoạt của họ mang nét riêng, có các lễ hội mang bản sắc dân tộc rõ rệt. Người Chăm ở An Giang vốn có gốc gác là người Chăm ở Chiêm Thành khi xưa. Họ tị nạn ở Campuchia, sống cộng cư với người Chà-và (Cham Chvea, Cham Java, Cham Jva - người gốc Mã Lai) nhờ tương đồng sắc tộc và tôn giáo.

Người Chăm An Phú chủ yếu là con cháu của những nhóm người Chăm mà ngày trước các tướng quân nhà Nguyễn là Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Trương Minh Giảng dẫn về từ Chân Lạp, sau khi nhà Nguyễn cho quân rút khỏi Trấn Tây Thành (Nam Vang), rồi cho định cư dọc theo bên bờ sông Hậu nhằm làm đội tiền trạm bảo vệ biên giới với Chân Lạp[3]. Họ sống tập trung thành từng xóm nhỏ ở các xã đầu nguồn sông Hậu hoặc giáp biên giới Campuchia và gần đồn Châu Đốc.

Các làng Chăm ở tỉnh An Giang (huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu).

Các xã có người Chăm sinh sống là Đa Phước, Vĩnh Trường, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình[4] đều thuộc An Phú. Các địa phương còn lại ở An Giang có người Chăm sinh sống là Khánh Hòa (Châu Phú), Châu Phong (Tân Châu) và Vĩnh Hanh (Châu Thành).

Toàn bộ người Chăm ở An Phú gần như đều theo đạo Hồi, có các thánh đường Hồi giáo (Masjid) lớn và các tiểu Thánh đường (Surao) tại các xã có đông người Chăm sinh sống. Đa số thánh đường được các nước Hồi giáo như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Malaysia,... tài trợ xây mới. Đặc biệt, có một số Masjid được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam như Masjid Jamiul Muslimin ở xã Quốc Thái[5].

Ngành nghề chủ yếu của người Chăm nông nghiệp, sản xuất thủ công (nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm), đánh bắt thủy sản (người Chăm rất giỏi nghề chài lưới, người Chăm không ăn thịt lợn), một số khác đi buôn bán khắp các nơi ở miền TâyThành phố Hồ Chí Minh (người Chăm có tập quán này từ rất lâu).

Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế vào khoảng năm 1979, một lượng người Chăm ở Nhơn Hội và Khánh Bình đã di cư tới xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành; số khác đi sang nước ngoài (đặc biệt là Malaysia do có tôn giáo, văn hóa tương đồng và hỗ trợ tài chính).

Người Chăm ở đây cũng có nhiều người từng sang hành lễ tại thánh địa MeccaẢ Rập Xê Út. Ngoài ra, rất nhiều thanh niên Chăm được tài trợ để đi du học ở các nước Hồi giáo như Malaysia, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ,... Văn hóa Malaysia có tác động lên đời sống của cộng đồng Chăm có thể thấy rõ. Có ý kiến nhận xét rằng những xóm Chăm ở đây không khác mấy với các xóm của người Mã LaiMalaysia[6].

Người Hoa

Người Hoa ở An Phú có thể là con cháu của những thương nhân từng buôn bán trên tuyến đường thủy Phnom Pênh - Châu Đốc, và một số nơi di cư đến.

Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp phân chia ra 2 nhóm người Hoa ở tỉnh Châu Đốc là người Minh Hươngngười Trung Hoa.[7]

Người Hoa sống chủ yếu tại các chợ, sau nhiều năm định cư đã gần như hòa trộn vào cộng đồng người Kinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: An_Phú http://fall.fsulawrc.com/collection/LimitsinSeas/I... http://fall.fsulawrc.com/collection/LimitsinSeas/n... http://www.nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-tr... http://www.nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-tr... http://www.nguoianphu.com/topic/59/cac-lang-cham-v... http://www.nguoianphu.com/topic/60/dinh-than-da-ph... http://www.nguoianphu.com/topic/61/dinh-than-phuoc... http://www.nguoianphu.com/topic/62/dinh-than-khanh... http://www.nguoianphu.com/topic/9/lich-su-huyen-an... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb34445399c